Gà bị khò khè – những triệu chứng cần nắm rõ

Trang chủ / Tin tức / Tin tức & Sự kiện

Gà bị khò khè – những triệu chứng cần nắm rõ

Khò khè là căn bệnh rất phổ biến ở Gà, nhất là vào mùa đông, khi thời tiết lạnh hoặc sau khi tham gia các trận đấu. Nếu không nhanh chóng có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh. Chỉ trong thời gian ngắn khiến Gà yếu mệt và tử vong.

Bạn nên chú ý quan sát, tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh như:

– Đối với Gà thịt: Bệnh thường xảy ra khi Gà được 4 – 8 tuần. Gà bị tiêu chảy phân xanh trắng kết hợp với các triệu chứng như: giảm ăn, viêm xoang mũi, chảy nước mũi, kém ăn, mắt sưng, ủ rũ…

– Đối với Gà đẻ: Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, sau khi tiêm phòng, chuyển chuồng hoặc cắt mỏ. Một số triệu chứng phổ biến như: chảy nước mũi, khò khè khó thở, ăn ít, gầy ốm, sản lượng trứng giảm, tỷ lệ ấp nở thấp…

Nguyên nhân khiến Gà khó thở, khò khè

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh Gà bị khò khè. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là do một vi khuẩn có tên Mycoplasma Galliseptium gây ra. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, không được tiêm ngừa đầy đủ, chế độ dinh dưỡng kém… Mycoplasma sẽ phát triển gây bệnh.

Theo đó, Mycoplasma chỉ sống được từ 1 – 3 ngày khi ra khỏi cơ thể. Nếu trong dịch nhầy, chúng tồn tại được lâu hơn, khoảng 4 – 5 ngày. Riêng trong lòng đỏ trứng, loại vi khuẩn này có thời gian tồn tại lên đến 18 ngày.

Một số đường lây truyền phổ biến như:

– Gà mắc bệnh bài thải vi khuẩn vào trong không khí. Trong cùng 1 đàn, khi dùng chung thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, Gà bệnh sẽ là nguồn lây nhiễm cho những con khỏe mạnh.

– Một nguồn lây rất nguy hiểm là trứng gà bị nhiễm trùng. Khi Gà mẹ bị bệnh đẻ trứng, trong trứng sẽ có mềm bệnh khiến Gà con mắc bệnh.

– Trong trường hợp Gà đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang trùng, khi có điều kiện, Mycoplasma Galliseptium sẽ bùng phát và sinh sôi nhanh chóng khiến Gà mắc bệnh.

Gà bị khò khè cho uống thuốc gì?

Có rất nhiều cách chữa bệnh Gà bị khò khè. Với những ai nuôi Gà thi đấu hoặc chăn nuôi nhỏ lẻ, có thể sử dụng một số biện pháp dân gian như tỏi, lá trầu không…

Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này không cao, không điều trị được triệt để. Khi có điều kiện, bệnh dễ tái phát. Hơn nữa, thời gian điều trị bệnh lâu dài, mất nhiều thời gian công sức. Muốn điều trị hiệu quả, dứt điểm, nhanh chóng, cần sử dụng thuốc Tây.

Bài viết khác

ADA BIOTECH JSC

 Vạn Phúc, Hồ Chí Minh, Việt Nam

 (0274) 377 66 11

 ada@adabiotechvn.com

 adabiotechvn.com

follow us
Facebook Instagram Skype Whatsapp
© 2021 Copyright ADA BIOTECH JSC. Designed by VietWave
0274 377 66 11